Bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí giữa hai đốt sống và chèn ép vào các rễ thần kinh chạy dọc cột sống (thần kinh tủy sống). Thoát vị đĩa đệm gây nên tình trạng đau đặc biệt, có tính chất lan xa theo các dây thần kinh. Tùy vị trí thoát vị mà vị trí đau và mức độ đau có sự khác nhau. Ngoài triệu chứng đau, thoát vị đĩa đệm còn gây hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng lao động và chất lượng sống.
![]() |
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống |
Cấu trúc và chức năng đĩa đệm cột sống
![]() |
Cấu trúc đĩa đệm cột sống |
- Đĩa đệm nằm ở khoang giữa hai đốt sống và có hình cầu, hơi dẹt theo chiều trên- dưới (hình cầu dẹt nên có tên "đĩa đệm"). Cấu trúc đĩa đệm gồm có 3 phần: Ngoài cùng là bao xơ, trong là nhân nhầy và trong cùng là tấm sụn. Cấu trúc đặc biệt này đảm bảo cho cột sống linh hoạt, chịu được tải trọng và tác động lực lớn. Bao xơ được cấu tạo bởi rất nhiều vòng sợi collagen đan vào nhau, ôm lấy nhau tạo thành bao chứa nhân nhầy bên trong. Vì lý do nào đó mà lớp nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài thì đấy là tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Đĩa đệm có chức năng chính là liên kết các đốt sống lại với nhau, chịu lực, phân tán lực và tham gia vào quá trình trao đổi chất.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là tổ chức rất dễ bị tổn thương. Vì vậy tỷ lệ người bị thoát vị đĩa đệm rất cao, với nhiều mức độ khác nhau. Những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm có thể kể ra như sau.
Thoát vị đĩa đệm do tuổi tác
Tuổi cao dẫn tới lão hóa, suy yếu cấu trúc đĩa đệm. Các vòng sợi collagen ở bao xơ trở nên giòn, dễ gãy, rách dẫn tới thoát vị nhân nhầy bên trong.
Thoát vị đĩa đệm do chấn thương nặng
Trường hợp này thường gặp ở các vận động viên thể thao hoặc những người lao động nặng (bốc vác). Những trường hợp này cột sống phải chịu tác động với lực hoặc trọng lực lớn vượt quá sức đàn hồi của đĩa đệm làm rách bao xơ khiến tràn nhân nhầy ra khỏi vị trí.
Thoát vị đĩa đệm do nghề nghiệp
Do tính chất nghề nghiệp mà phải thường phải giữ tư thế không tốt cho sức khỏe cột sống. Tình trạng này dẫn tới một số vị trí đĩa đệm phải chịu lực lớn hơn so với các vị trí khác liên tục trong thời gian dài khiến vị trí này bị thoái hóa nhanh hơn, dễ bị tổn thương hơn dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Ví dụ như lái xe hay bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Người làm văn phòng ngồi máy tính nhiều hoặc thợ cắt tóc, nha sĩ phải gập cổ nhiều dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống vùng cổ.
Thoát vị đĩa đệm do chế độ dinh dưỡng kém
Chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe cột sống, đĩa đệm nói riêng. Chế độ ăn thiếu canxi, collagen, uống không đủ nước khiến sức khỏe cột sống yếu, bao xơ không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn tới lão hóa, dễ rách, tổn thương gây thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm do yếu tố di truyền
Thực tế cho thấy bố mẹ bị thoát vị đĩa đệm thì con cái tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cũng cao hơn so với người khác. Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến cấu tạo đĩa đệm và tốc độ lão hóa.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
- Đau lưng là triệu chứng rõ thấy nhất khi bị thoát vị đĩa đệm. Cơn đau thường tê nhức, lan từ thắt lưng xuống mông, đùi và chân. Vì vậy thoát vị đĩa đệm đôi khi được đồng nhất với tên gọi đau thần kinh tọa. Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống phía trên thì cơn đau thường lan tỏa từ cổ, gáy sang hai vai.
- Đau do thoát vị đĩa đệm thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt đau thường kéo dài 1-2 tuần.
- Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể âm ỉ nhưng thường là đau dữ dội. Cơn đau đột ngột tăng lên khi thay đổi tư thế hoặc ho, hắt hơi. Cơn đau lan theo dây thần kinh khiến cơ thể đau cứng, nhiều khi phải nằm bất động.
- Thoát vị đĩa đệm kéo dài gây hạn chế vận động, có thể gây teo cơ, teo chân thậm chí gây liệt.
Điều trị thoát vị đĩa đệm
Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu nghí đến chế độ vận động. Trong
thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên.
Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối
và khớp háng. Thực hiện điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ: bao
gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá
lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu,
điều trị bằng laser; châm cứu. Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại
thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và
vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12)
Một biện pháp điều trị quan trọng là thông qua sự can thiệp của biện
pháp phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa
thoát vị đĩa đệm mới, hiệu quả, an toàn và không để lại biến chứng. Riêng đối vơi thoát vị đĩa đệm là trường hợp đĩa đệm bị thoái hóa và vỡ
ra còn trong trường hợp thoát vị đĩa đệm do mất nước là tình trạng của
đĩa đệm thoái hóa. Có đến trên 70% số trường hợp đĩa đệm mất nước và
thoát vị mà không cần điều trị. Chỉ định điều trị dựa trên những gì mà
khối thoát vị của đĩa đệm gây ra như đau, tê, yếu, liệt, mất chức năng.
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh,
trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc
biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng
nên ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng rồi cúi
xuống, nhấc vật nặng lên, tập thể dục đúng cách.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm. Blog sức khỏe và đời sống hy vọng những thông tin này có ích cho bạn đọc.
No comments