Điều trị ong đốt
Ong đốt là một tai nạn, thường là vô tình nhưng phổ biến. Ong đốt gây tổn thương da ở vị trí bị đốt và gây đau. Tùy từng loại ong, số lượng vết đốt và cơ địa dị ứng của người bị đốt mà mức độ đau đớn khác nhau. Một số trường hợp còn bị sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết này chia sẻ cách xử trí, điều trị ong đốt theo phác đồ của Bộ y tế.
![]() |
Cách xử trí, điều trị ong đốt |
1. Triệu chứng khi bị ong đốt
Triệu chứng tại chỗ:
Vị trí ong đốt sưng phù nề, đỏ, ngứa và đau. Tùy từng loại ong mà mức độ đau khác nhau. Các cụ có một số thành ngữ về vấn đề này như: ong vang đốt vàng con mắt; ong vò vẽ đốt nẻ loz trâu, ong vò lỗ đốt nổ loz trâu,....
Cảm giác đau do ong đốt khá đặc trưng, ban đầu đau chói sau đó chuyển sang đau kiểu bỏng rát.
Nốt ong châm thường có vết hoại tử trắng ở giữa, xung quanh sưng, phù nề.
Triệu chứng toàn thân
Triệu chứng toàn thân thường xảy ra khi bị ong đốt nhiều nốt (10 nốt trở lên). Triệu chứng toàn thân cũng có thể xảy ra đối với người có cơ địa dị ứng nọc ong hoặc bị đốt bởi loại ong có nọc độc. Một số triệu chứng toàn thân có thể xảy ra:
- Sốt, đau đầu
- Phù, nổi mề đay toàn thân
- Buồn nôn, tiêu chảy
- Hôn mê, co giật, co thắt phế quản, tim nhịp nhanh, tụt huyết áp (trường hợp nặng).
2. Cách xử trí khi bị ong đốt
Trường hợp nhẹ
Trường hợp bị các loại ong được coi là "lành" như ong muỗi, ong mật, ong bầu đốt và số lượng nốt ong đốt nhỏ thì có thể xử trí đơn giản bằng thuốc tại nhà được. Một số thuốc điều trị ong đốt trong trường hợp này có thể tham khảo:
- Kem bôi da Phenergan: bôi quanh vị trí ong đốt ngày 2 lần.
- Thuốc uống kháng histamin (telfast, loratadin, chlopheniramin,...) hoặc Corticoid (Medrol, prednisolon, dexamethason,....): Uống theo tờ hướng dẫn sử dụng.
- Oresol: Uống càng nhiều càng tốt để bù nước, điện giải, tăng cường thải độc.
- Paracetamol (Panadol, Efferalgan,...): Uống nếu bị sốt.
Trường hợp nặng
Những trường nặng do bị ong đốt nhiều nốt hoặc bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân thì tốt nhất nên đưa tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí và điều trị.
3. Phòng ngừa ong đốt
Ong vốn không phải loài hung dữ, nó chỉ tấn công người khi bị quấy phá. Vì thế không nên chọc giận, đến gần tổ ong, ném đá hoặc tác động vào tổ ong.
Không mặc quần áo sặc sỡ hoặc dùng nước hoa khi đi vào rừng rậm hoặc những khu vực có tổ ong. Màu sắc sặc sỡ hoặc mùi nước hoa sẽ thu hút bọn ong.
Nuôi ong mật hoặc khi chủ động tiếp cận tổ ong cần có trang phục bảo hộ kín.
Trên đây là cách xử trí, điều trị và phòng ngừa ong đốt theo phác đồ của Bộ y tế. Những ý kiến đóng góp cho nội dung bài viết xin comment vào ngay bên dưới bài viết này. Xin trân trọng cảm ơn!
No comments