Breaking News

7 lời khuyên đối phó với trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai là một tình trạng phổ biến. Sự thay đổi lớn về sức khỏe, nội tiết tố, ngoại hình, thói quen sinh hoạt, làm việc,...khiến nhiều bà bầu không dễ thích nghi, sinh ra lo lắng và trầm cảm.

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng khá phổ biến
Trầm cảm khi mang thai là tình trạng khá phổ biến

1. Các triệu chứng trầm cảm khi mang thai

Các triệu chứng trầm cảm khi mang thai bao gồm: 

  • Cảm thấy một cảm giác lo lắng không kiểm soát được
  • Lo lắng quá nhiều về mọi thứ, đặc biệt là về sức khỏe em bé đang ở trong bụng
  • Không thể tập trung
  • Cảm thấy khó chịu hoặc kích động
  • Chuột rút
  • Ngủ kém


Thỉnh thoảng, trầm cảm khi mang thai có thể dẫn đến những cơn hoảng loạn. Việc này có thể bắt đầu đột ngột với các triệu chứng ở trên và có tiến triển. Các triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm:

  • Cảm giác nghẹt thở
  • Cảm thấy như bị phát điên
  • Cảm giác như có một điều khủng khiếp có thể xảy ra


2. Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm khi mang thai

Bất kỳ ai cũng có những nỗi lo âu khi mang thai. Có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể góp phần là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình trầm cảm khi mang thai hoặc hoảng loạn
  • Tiền sử cá nhân đã từng bị trầm cảm khi mang thai
  • Có chấn thương trước khi mang thai
  • Sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần
  • Có cuộc sống thường ngày căng thẳng quá mức


3. 7 lời khuyên đối phó với trầm cảm khi mang thai

3.1. Nói về tình trạng của bản thân

Nếu bạn cảm thấy lo lắng trong khi mang thai, điều quan trọng là phải chia sẻ nỗi lo lắng ấy đối với ai đó. Người đó có thể là chồng, một người bạn thân hay đối tác của bạn. Chỉ cần chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bạn, nỗi lo lắng cũng đã vơi đi rất nhiều rồi.

3.2. Tích cực hoạt động thể chất

Tham gia vào các hoạt động giúp giảm căng thẳng và lo âu có thể là một lựa chọn tốt cho bạn. Hoạt động thể chất giúp cơ thể giải phóng endorphin, nó như là chất giảm đau tự nhiên cho não của bạn vậy. Vận động cơ thể là một trong những cách được khuyến khích nhất để kiểm soát trầm cảm khi mang thai.

Các hoạt động hiệu quả và phù hợp để đối phó với trầm cảm khi mang thai bao gồm:

  • Đi dạo
  • Chạy bộ
  • Tập Yoga

Ngay cả khi bạn không thích những hoạt động ở trên thì bạn cũng nên làm cái gì đó bạn yêu thích, miễn là có sự vận động và cơ thể của bạn di chuyển. Ví dụ tập aerobic 5 phút mỗi ngày thôi cũng đã được chứng minh là có lợi ích tích cực rồi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bắt đầu một thói quen tập thể dục nào đó khi mang thai.

3.3. Kiểm soát tâm trí của bạn

Bạn có thể thử các hoạt động giúp cơ thể giải phóng endorphin mà không cần phải đổ mồ hôi, bao gồm:

  • Thiền
  • Châm cứu
  • Massage trị liệu
  • Thực hiện bài tập thở sâu

Viện Stress của Mỹ đã khuyến nghị thở bụng sâu trong 20 đến 30 phút mỗi ngày để kiểm soát sự lo lắng. Làm như vậy sẽ giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho não bộ của bạn và kích thích hệ thần kinh của bạn.

3.4. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Điều quan trọng là bạn phải ngủ đủ giấc. Mặc dù giấc ngủ có thể không dễ dàng như khi chưa mang thai tuy nhiên bạn phải ưu tiên quan tâm tới vấn đề giấc ngủ. Nếu bạn mất ngủ vào ban đêm, hãy tranh thủ ngủ bù bất cứ lúc nào bạn cảm thấy có thể.

3.5. Viết ra những cảm xúc của bạn

Đôi khi bạn không muốn nói ra những nỗi lo lắng, những cảm giác tồi tệ của bản thân. Thế thì lúc này, biện pháp hữu ích là hãy viết ra thay vì phải nói chuyện với một ai đó. Bạn có thể viết ra trên các diễn đàn online, nơi bạn có thể giải phóng cảm xúc của bạn mà không sợ ai phán xét bởi vì không ai biết bạn là ai cả.

3.6. Tham gia một lớp học về sinh con

Nỗi lo lắng về việc sinh con là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm khi mang thai. Nếu như nỗi lo lắng của bạn liên quan đến việc sinh con, hãy cân nhắc đăng ký một lớp học về sinh con. Tìm hiểu các giai đoạn về thai kỳ, về cách chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi, học cách vượt cạn,...giúp bạn giải tỏa nỗi lo.

3.7. Gặp bác sỹ khi cần

Nếu bạn có dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, nó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn hoặc bạn đang bị các cơn hoảng loạn tấn công thì tốt hơn hết hãy gọi cho bác sỹ. Ngoài liệu pháp tâm lý, liệu pháp phục hồi chức năng, hiện nay còn có những loại thuốc giúp điều trị trầm cảm.

Trên đây là 7 lời khuyên cho bà bầu đối phó với nỗi lo trầm cảm khi mang thai. Trầm cảm khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Việc tìm hiểu và đối mặt với nó là việc làm cần thiết để kiểm soát tình trạng này, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

No comments