Breaking News

Phòng ngừa và điều trị trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng (xem thêm Trầm cảm là gì). Trầm cảm không đơn thuần dừng lại ở trạng thái tâm thần mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất của người ta nữa. Người bị trầm cảm gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên việc điều trị trầm cảm có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống rất đáng kể. 

Cách phòng ngừa và điều trị trầm cảm
Cách phòng ngừa và điều trị trầm cảm

1. Điều trị trầm cảm

Trầm cảm có thể được kiểm soát bằng một trong số các biện pháp điều trị dưới đây hoặc phối hợp nhiều biện pháp.

1.1. Điều trị trầm cảm bằng thuốc

Bác sỹ có thể kê cho bệnh nhân thuốc chống trầm cảm. Các thuốc này hiện nay có nhiều loại, phổ biến nhất có thể kể tới:
  • Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

1.2. Điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý

Bác sỹ tâm lý có thể giúp bạn học các kỹ năng để đối phó với cảm giác tiêu cực.

1.3. Liệu pháp ánh sáng

Tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên có thể giúp điều chỉnh tâm trạng và cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Liệu pháp này thường được sử dụng trong điều trị trầm cảm thể rối loạn cảm xúc theo mùa.

1.4. Điều trị trầm cảm bằng cách thay đổi lối sống

  • Tập thể dục làm tăng endophine cho cơ thể. Đây là chất giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Cần đặt mục tiêu tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tuần tối thiểu 3 ngày.
  • Tránh xa rượu và ma túy
  • Chăm sóc bản thân kỹ hơn bằng cách ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động thú vị

1.5. Châm cứu và thiền định cũng được chứng minh hỗ trợ điều trị trầm cảm

1.6. Sử dụng một số thực phẩm bổ sung hỗ trợ điều trị trầm cảm

Một số thực phẩm bổ sung được cho là có tác động tích cực đến các triệu chứng trầm cảm:
  • S-adenosyl-L-methionine: Hợp chất này cho thấy có tác dụng làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Điều này thể hiện rõ nhất ở những người dùng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)
  • 5-hydroxytryptophan (5-HTP): 5-HTP có thể làm tăng mức serotonin trong não.
  • Acid béo Omega3: Có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển thần kinh và sức khỏe não bộ. Bổ sung Omega3 vào chế độ ăn của bạn giúp giảm các triệu chứng trầm cảm.
  • Vitamin nhóm B và vitamin D: Cần thiết cho sức khỏe của não bộ

1.7. Điều trị trầm cảm với tinh dầu.

Liệu pháp mùi hương có lịch sử lâu đời trong việc cải thiện sức khỏe tâm thần và thể chất. Những người bị trầm cảm có thể tìm thấy sự hỗ trợ đắc lực từ một số loại tinh dầu thiên nhiên sau đây:
  • Tinh dầu gừng: Mùi hương mạnh mẽ của tinh dầu gừng có thể kích hoạt các thụ thể serotonin trong não bộ của bạn. Điều này làm chậm giải phóng các hormon gây căng thẳng.
  • Tinh dầu cam hương (bergamot): Tinh dầu cam hương được cho là hữu ích đối với những người bị trầm cảm. Theo một nghiên cứu năm 2015, tinh dầu cam hương giúp giảm lo âu và cải thiện tâm trạng hiệu quả (1).
  • Các loại tinh dầu khác như tinh dầu hoa cúc, tinh dầu hoa hồng cũng có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng.

2. Ngăn ngừa trầm cảm

Một số cách và nguyên tắc dưới đây có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm:
  • 2.1. Tập thể dục thường xuyên
  • 2.2. Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội
  • 2.3. Xây dựng mối quan hệ bền chặt với người thân và bạn bè
  • 2.4. Tập cách đơn giản hóa mọi vấn đề
  • 2.5. Giảm căng thẳng: Tránh quan tâm tới những thứ không liên quan, thực tập chánh niệm và thiền định; học cách cho đi
  • 2.6. Ngủ đủ giấc
  • 2.7. Tránh xa những người tiêu cực
  • 2.8. Ăn những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe
  • 2.9. Kiểm soát cân nặng
  • 2.10. Kiểm soát bệnh mãn tính (nếu có)
  • 2.11. Thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm (thuốc an thần, thuốc chống viêm Steroid, thuốc nội tiết khác)
  • 2.12. Giảm sử dụng rượu và ma túy, tốt nhất nên từ bỏ
  • 2.13. Lập kế hoạch dự phòng cho những biến cố có thể xảy ra (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp,...)


Trên đây là cách điều trị và phòng ngừa trầm cảm. Những thông tin này là hết sức ngắn gọn để bạn đọc tiện theo dõi. Trong trường hợp cần nhiều thông tin hơn, các bạn có thể để lại comment dưới bài viết hoặc liên hệ bác sỹ.

No comments