Bệnh thối mồm
Bệnh thối mồm hay hôi miệng là một chứng bệnh rất phổ biến. Nhiều thống kê cho thấy ít nhất 25 % dân số gặp phải vấn đề về hôi miệng. Bệnh thối mồm thường ít liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng nói chung. Tuy nhiên bệnh thối mồm lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chất lượng sống, khiến người bệnh mất tự tin, gây trở ngại khi giao tiếp.
![]() |
Bệnh thối mồm gây ám ảnh, khiến người mắc phải mất tự tin |
Bệnh thối mồm- nguyên nhân
"Nguyên nhân gây thối mồm", "nguyên nhân gây hôi miệng" là những cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên trang tìm kiếm Google. Kết quả tìm kiếm cũng có rất nhiều. Nếu muốn tìm kết quả từ các trang nước ngoài thì có thể gõ "halitosis" hoặc "bad breath". Vô vàn các bài viết về "nguyên nhân gây hôi miệng". Tuy nhiên không thể có bài viết nào đủ rộng để liệt kê được hết các nguyên nhân gây thối mồm cả bởi vì có quá nhiều nguyên nhân. Thậm chí có thể còn nhiều nguyên nhân mà người ta còn chưa biết tới. Trong khuôn khổ bài viết này, xin được trình bày 4 nguyên nhân cơ bản nhất gây thối mồm như sau.
Vệ sinh răng miệng kém hoặc không đúng cách
- Thối mồm do vệ sinh răng miệng vẫn là nguyên nhân hàng đầu. Đa số các trường hợp thối mồm đã cải thiện rõ rệt tình trạng của mình sau khi điều trị nha khoa và thay đổi phương pháp chăm sóc răng miệng theo hướng tích cực.
Khô miệng
- Nước bọt đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe răng miệng và hơi thở. Nước bọt rửa trôi vụn thức ăn, rửa trôi vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa hình thành mảng bám gây sâu răng. Có một vài nguyên nhân khiến nước bọt tiết ra ít hơn bình thường dẫn đến tình trạng Khô miệng. Khô miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thối mồm.
- Một số người bị rối loạn thần kinh thực vật, gây ra nhiều triệu chứng như hay bị hổi hộp, toát mồ hôi, tim đập nhanh và giảm tiết nước bọt, miệng bị khô. Một số người do bản tính hướng nội, nhút nhát cũng thường xuyên gặp phải triệu chứng giống cường giao cảm như vậy khi gặp người lạ, xuất hiện trước đám đông hoặc gặp tình huống cănng thẳng.
- Khô miệng cũng gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói liên tục như diễn giả, giáo viên,...
- Một số thuốc gây khô miệng như thuốc chống dị ứng (kháng histamin)
Mất cân bằng hệ vi sinh khoang miệng
- Khoang miệng là một trong những nơi có nhiều vi khuẩn sinh sống nhất, có khoảng 200- 300 loài. Trong số đó có loài vô hại, có loài gây sâu răng, nhiễm trùng dẫn tới thối mồm và có loài có lợi (lợi khuẩn miệng hay còn gọi là Oral probiotics).
- Chủng vi khuẩn Streptococcus mutans là một trong những nguyên nhân gây sâu răng, hôi miệng và một số bệnh lý nhiễm trùng khác. Bọn này có khả năng bám dính lên bề mặt răng hình thành mảng bám vi khuẩn gây sâu răng và thối mồm. Sự phát triển của bọn vi khuẩn này bị ức chế cạnh tranh bởi lợi khuẩn miệng, trong đó nổi bật là Streptococcus salivarius K12 và Streptococcus M18. Vì lý do nào đó mà vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt thì bọn vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh mẽ dẫn tới thối mồm dai dẳng.
Mắc bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính gây thối mồm. Trong đó có thể kể tới viêm đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm amydal), tiểu đường, trào ngược dạ dày- thực quản, đau dạ dày mãn tính,....
Điều trị thối mồm
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng và điều trị các bệnh về răng miệng khoảng 6 tháng 1 lần. Lưu ý định kỳ lấy cao răng, hàn các răng sâu, điều trị viêm lợi.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Việc này không đơn thuần là đánh răng 2 lần 1 ngày. Cần làm sạch các kẽ răng bằng cách sử dụng chỉ tơ nha khoa, hãy bỏ thói quen dùng tăm xỉa răng vì không làm sạch được kẽ răng hiệu quả mà còn gây thưa chân răng khiến thức ăn dễ giắt vào đó. Việc sử dụng nước súc miệng cũng nên cẩn thận, không lạm dụng nước súc miệng bởi vì nước súc miệng không phân biệt được vi khuẩn có hại với vi khuẩn có lợi khiến mất cân bằng hệ vi sinh khoang miệng. Nên tránh sử dụng nước súc miệng có cồn vì nó gây nặng thêm tình trạng khô miệng.
- Sử dụng các sản phẩm lợi khuẩn miệng (Oral probiotics). Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị hôi miệng dai dẳng (thối mồm kinh niên). Hiện nay đã có các sản phẩm viên ngậm bổ sung lợi khuẩn Streptococcus salivarius K12 và Streptococcus salivarius M18 rất tiện dụng.
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp mãn tính như viêm xoang. Nếu amydal bị viêm thường xuyên, tạo hốc mủ gây thối mồm thì nên cắt bỏ.
- Uống Chlorophyll (diệp lục tố) với hàm lượng khoảng 200 mg mỗi ngày. Chlorophyll hoặc dẫn chất chlorophyllin có khả năng khử mùi thối mồm và các mùi hôi cơ thể khác hiệu quả và an toàn.
- Lưu ý chế độ ăn uống nên hạn chế các loại gia vị gây mùi khó chịu như hành sống, tỏi và một số loại thực phẩm gây mùi khác.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh thối mồm, nguyên nhân và biện pháp điều trị. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích.
No comments