Đơn thuốc trị ho trong bệnh viện
Ho vốn là một phản xạ có lợi của cơ thể nhằm tống các dị vật, đờm, vi sinh vật,...ra khỏi bộ máy hô hấp. Ho xảy ra khi niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng dưới tác động của dị vật, vi sinh vật, các dị nguyên gây dị ứng,....Vốn dĩ là phản xạ tốt nhưng đôi khi ho quá mức gây mệt mỏi và làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp (gây đau rát họng, khản tiếng,...). Trong những trường hợp như vậy thì phải tìm cách trị ho. Có nhiều cách trị ho khác nhau, tùy từng trường hợp, tùy từng điều kiên và quan điểm mà người ta có thể lựa chọn cách trị ho dân gian, cách trị ho theo phương pháp cổ truyền hoặc dùng thuốc ho. Bài viết này chia sẻ một số đơn thuốc trị ho phổ biến nhất trong các bệnh viện hiện nay.
![]() |
Đơn thuốc trị ho phổ biến |
1. Các nhóm thuốc sử dụng trong đơn thuốc trị ho
1.1. Thuốc giảm ho
- Thuốc giảm ho có tác dụng cắt cơn ho hoặc làm giảm số lần ho. Ba nhóm thuốc giảm ho dùng phổ biến nhất hiện nay gồm có: Thuốc giảm ho ngoại biên, thuốc giảm ho trung ương , thuốc dị ứng kháng histamin.
- Thuốc giảm ho ngoại biên có tác dụng làm dịu niêm mạc đường hô hấp, làm giảm tính nhạy cảm của đường hô hấp đối với các tác nhân gây kích thích, từ đó mà giảm ho. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc được xếp vào nhóm này như các thuốc ho có bản chất là tinh dầu (Eugica, thuốc ho quất- mật ong,...).
- Thuốc giảm ho trung ương có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hành não của người. Do đó khi có kích thích đường hô hấp, phản xạ ho đã bị ức chế nên giảm được ho. Đại diện cho nhóm này có Codein và Dextromethophan - đều là các dẫn xuất của morphin. Do cơ chế quản lý thuốc gây Nghiện mà hiện nay các chế phẩm chứa Codein ít phổ biến hơn nhiều so với Dextromethophan.
- Thuốc dị ứng kháng histamin có tác dụng chống dị ứng, giảm ho và an thần nhẹ. Một số đại diện trong nhóm này hay được sử dụng làm thuốc ho có thể kể tới là Alimemazin (theralen), Clopheniramin maleat, promethazin (Phenergan),....
1.2. Thuốc long đờm
Thuốc long đờm đa số có cơ chế cắt đứt các liên kết trong cấu trúc của đờm làm khối đờm trở nên lỏng lẻo, dễ khạc, tống ra ngoài thông qua phản xạ ho. Thuốc long đờm được sử dụng phổ biến có Acetyl cystein (Acemuc, Exomuc, Mitux), Ambroxon, Bromhexin,....
1.3. Thuốc chống viêm phù nề dạng men
Đại diện là Alphachymotrypsin (Alpha choay). Nhóm này có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, phù nề niêm mạc đường hô hấp. Thuốc này có thể uống hoặc ngậm.
1.4. Thuốc chống viêm Steroid
Thuốc chống viêm Steroid hay còn gọi là thuốc chống viêm Corticoid. Đại diện nhóm này có Dexamethason, Prednisolon, methylprednisolon, floucinolon,....Đây là nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng rất mạnh và thường cải thiện triệu chứng ho, viêm đường hô hấp rất nhanh. Tuy nhiên sử dụng cần thận trọng vì nó tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Sử dụng nhóm thuốc này cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng Corticoid.
1.5. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sử dụng trong trường hợp ho do nguyên nhân nhiễm khuẩn (viêm thanh quản, viêm họng, viêm xoang...). Trong thực tế tại các cơ sở điều trị, thuốc kháng sinh đang bị lạm dụng để phối hợp trong các đơn thuốc trị ho ngay cả khi nguyên nhân gây ho không do vi khuẩn, người bệnh không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (ví dụ ho do bệnh cảm cúm , viêm mũi dị ứng,...).
1.6. Thuốc sát khuẩn đường hô hấp
Thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên ngậm, có tác dụng sát khuẩn và làm dịu niêm mạc đường hô hấp, từ đó giảm ho. Ví dụ: Strepsil, Dorithricin, Mekotripcin,....
1.7. Thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau hạ sốt dùng trong trường hợp ho có kèm theo sốt. Thuốc giảm đau hạ sốt tốt nhất hiện nay vẫn là Paracetamol (Panadol, Efferangan, Hapacol,...).
1.8. Thuốc giảm co thắt cơ trơn đường hô hấp
Salbutamol là thuốc giảm co thắt cơ trơn đường hô hấp tốt nhất hiện nay. Salbutamol được phối hợp với đơn thuốc trị ho trong trường hợp ho có kèm theo co thắt phế quản (viêm phế quản co thắt).
1.9. Thuốc bổ (vitamin)
Thuốc bổ không phải thuốc ho nhưng thường được phối hợp trong các đơn thuốc trị ho với mục đích bồi bổ cơ thể, nâng cao thể trạng và tăng sức đề kháng cho người bệnh.
2. Một số đơn thuốc trị ho phổ biến
2.1. Đơn thuốc trị Ho khan (người lớn)
- Dextromethorphan 30 mg x 20 viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Chlopheniramin maleat 4 mg x 20 viên. Ngày uống 2 lần x 1 viên.
- Eugica đỏ x 30 viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
- Alphachimotrypsin 4200 IU x 30 viên. Ngày uống 3 lần x 2 viên.
- Dorithricin x 30 viên. Ngày ngậm 3-4 viên.
- Vitamin C 500 mg x 20 viên. Ngày uống 2 lần x 1 viên.
Nếu bệnh nhân có sốt thì uống thêm Paracetamol 500 mg, mỗi lần 2 viên khi sốt (>= 38,5 độ C). Trẻ em điều chỉnh liều theo cân nặng. Dextromethophan chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi.
2.2. Đơn thuốc trị ho có đờm
Trường hợp ho có đờm, bệnh nhân thường được chỉ định kháng sinh phối hợp với thuốc long đờm. Thuốc giảm ho được chỉ định sau.
- Amoxicillin 500 mg x 20 viên. Ngày uống 2 lần x 2 viên.
- Acetycystein 200 mg x 20 viên. Ngày uống 2 lần x 2 viên.
- Alphachimotrypsin 4200 IU x 30 viên. Ngày uống 3 lần x 2 viên.
- Dorithricin x 30 viên. Ngày ngậm 3-4 viên.
- Multivitamins x 10 viên. Ngày uống 1 viên (sau ăn).
Trường hợp ho có đờm thường không dùng thuốc kháng histamin vì làm khô đờm, khó khạc ra ngoài. Thuốc ho trung ương thường không phối hợp cùng thuốc long đờm vì làm mất phản xạ ho, không khạc đờm ra ngoài được. Thuốc chống viêm Corticoid có thể được phối hợp trong trường hợp triệu chứng nặng nhưng phải tuân thủ nguyên tắc để tránh tác dụng phụ.
Trên đây là một số ví dụ về đơn thuốc trị ho trong bệnh viện. Những thông tin này chỉ có giá trị tham khảo.
Bonuses and the number of 카지노 사이트 bonus options vary relying upon the sport. In other bonus rounds, the player is presented with several of} objects on a display screen from which determine on}. As the player chooses objects, a number of|numerous|a selection of} credit is revealed and awarded.
ReplyDelete